Kinh nghiệm giúp chủ nhà tự giám sát thi công – Kiến Trúc Ka Home
Kỹ sư Ka Home chia sẻ với bạn đọc kinh nghiệm tự giám sát thi công xây dựng dành cho chủ nhà là người ngoài ngành xây dựng. Bài viết cung cấp những kinh nghiệm hữu ích để áp dụng ngay vào giám sát thực tế.
“An Cư Lạc Nghiệp” như ông bà ta ngày xưa đã có câu luôn luôn đúng dù cho thời đại nào đi nữa. Với mỗi chúng ta, mỗi người mỗi hoàn cảnh nhưng ai nấy cũng đều mong muốn có nơi đi về nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Trong những thành phố lớn hội tụ các cơ hội học tập, việc làm, lập nghiệp của nhiều người, nơi đó sẽ thu hút một số lượng lớn người dân lao động đến từ khắp cả nước. Một trong số đó sau nhiều năm cố gắng phấn đấu làm việc tích góp được một số tiền nhất định sẽ nghĩ đến việc mua đất xây dựng nhà để có tổ ấm của riêng mình cố định thành quả bao nhiêu năm vất vả lao động.
Bên cạnh niềm vui tự hào đó, để mong muốn có được một ngôi nhà như ý đảm bảo chất lượng chúng ta chỉ còn biết đặt trọn niềm tin vào những đơn vị, những công ty thi công mà thôi. Một ngôi nhà dù đẹp hay không đẹp điều thiết yếu nhất cần phải được đảm bảo là tính bền vững của công trình.
Hiểu được những lo lắng đó của nhiều người, kỹ sư TaKa chia sẻ đến mọi người ngoài chuyên môn xây dựng những kiến thức cơ bản cần nắm để mọi người trong chúng ta là chủ nhà có thể phần nào tự giám sát lấy ngôi nhà đang thi công của chúng ta ở giai đoạn phần thô. Bài viết sau đây sẽ nói rõ hơn vấn đề này.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NĂM ĐỂ CHỦ NHÀ CÓ THỂ TỰ GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN THÔ NHÀ Ở DÂN DỤNG
Trước hết chúng ta phải điểm qua những công đoạn thi công cơ bản trong qui trình xây dựng phần thô cho một ngôi nhà:
- Tổ chức công trường, làm láng trại cho công nhân (nếu mặt bằng rộng đáp ứng)
- Chuẩn bị mặt bằng; san lấp mặt bằng, định vị lưới trục, tim cọc
- Thi công ép cọc (nếu là móng cọc – ở bài viết trước cùng trang đã phân tích những vấn đề cần nắm trong quá trình thi công ép cọc)
- Đào đất hố móng, dầm móng, đà kiềng, hầm tự hoại, hố ga.
- Thi công cốp pha, cốt thép, đổ bê tông móng, đà kiềng, cột, dầm sàn các tầng.
- Xây tường 100mm, tô trát theo đúng quy chuẩn
- Cán nền các nền lầu, sân thượng, mái, nhà vệ sinh
- Thi công chống thấm sê nô, sàn mái, sàn vệ sinh, sân thượng,..
- Lắp đặt hệ thống ống cấp và thoát nước nóng lạnh.
- Lắp đặt hệ thống ruột gà đường dây điện, đế âm, hộp nối
- Lặp hệ thống đường dây cáp truyền hình và internet.
Dựa trên những công đoạn thi công trên, phần nào giúp ta có cái nhìn tổng quát về quá trình thi công phần thô, sau đây là những vấn đề chúng ta cần lưu ý để công trình đạt được chất lượng tốt nhất.
1. Vật liệu:
Vật tư xây dựng tuy đã ký kết theo hợp đồng nhưng không phải ai cũng nắm rõ về các vật tư sử dụng ngoài công trình có đúng như những gì mà nhà thầu đã ký kết với chủ nhà hay không. Chúng ta hãy cùng điểm qua đặc điểm nhận dạng cũng như đặc tính kỹ thuật của từng loại vật tư cấu thành nên kết cấu khung nhà thông dụng hiện nay sử dụng trong nhà phố đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
a. Xi măng:
Là loại vật tư không thể thiếu trong xây dựng, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại xi măng của nhiều hãng khác nhau. Nhưng hay dùng nhất trong xây dựng là Holcim (Insee), Hà Tiên, Cẩm Phả,…
+ Đối với xi măng dùng để đổ bê tông các cấu kiện: móng, cột, dầm sàn người ta hay dùng PCB 40 Holcim (nay có tên là Insee) loại xi măng này có cường độ sớm cao hơn các loại xi măng thông thường khác, kết dính các cốt liệu với nhau rất tốt đảm bảo chất lượng bê tông.
Nhận dạng xi măng holcim nay đổi tên thành Insee
+ Đối với xi măng dùng trong xây tô người ta không dùng holcim (insee) vì tính năng cường độ sớm cao của nó nên sẽ dẫn đến vữa xây tô sẽ mau khô cứng không phù hợp. Vữa xây tô đòi hỏi độ dẻo cao và tính chống nứt cao do đó xi măng được ưu tiên hàng đầu là xi măng Vicem Hà Tiên xây tô.
Xi măng Vicem Hà Tiên
- Độ dẻo cao: Các hạt xi măng được nghiền mịn hơn tạo ra sự linh động vượt trội so với xi măng thông thường, làm cho vữa dẻo hơn, bám dính tốt hơn, hạn chế rơi vãi khi thi công.
- Chống rạn nứt, chống thấm tốt: với cỡ hạt siêu mịn, phân bố đồng đều nên vữa có khả năng chống thấm tốt . Thời gian ninh kết hợp lý, thuận lợi cho việc thi công.
b. Cát:
Cát cũng được chia làm 3 loại chính: cát đen dùng trong san lấp, cát vàng hạt to dùng trong đổ bê tông, cát vàng hạt nhỏ dùng trong xây tô.
Lưu ý khi nghiệm thu đầu vào: cát phải sạch, không lẫn bùn đất 2 đều này cơ bản bằng mắt thường chủ nhà chúng ta có thể tự kiểm tra tại công trình.
c. Đá đổ bê tông 1×2:
Đối với cấp phối đá dùng để đổ bê tông là đá 1×2, có thể là đá đen hoặc đá xanh, kích cỡ đá phải đều không lẫn bùn đất. Trường hợp kiểm tra nếu thấy đá có lẫn bùn đất hoặc tạp chất bụi bẩn có thể là do bột say đá còn dính lại quá nhiều sẽ phần nào ảnh hưởng đến độ bám dính của đá với cốt liệu nhỏ (cát) và xi măng dẫn đến chất lượng của bê tông không đạt được cường độ tốt nhất.
Nếu phát hiện tình trạng bụi bẩn quá nhiều chúng ta cần phải tẩy rửa chúng đi bằng cách dùng vòi xịt nước tưới lên đống vật liệu tập kết tại công trình.
d. Thép xây dựng:
Thị trường hiện nay tùy theo hợp đồng với chủ nhà mà có 2 loại hay dùng cơ bản đối với thép xây dựng dùng trong nhà phố là thép Việt Nhật và thép Pomina.
+ Thép Việt Nhật có cường độ cacbon vừa phải tính dẻo cao vẫn là loại ưa dùng và được đánh giá tốt hơn trong kết cấu nhà phố.
Dấu hiệu nhận biết: đối với thép thanh 11,7m có in hình bông mai đặc trưng, logo nổi hẳn lên cây thép, có kèm đường kính và mác thép rõ ràng. Thép có màu xanh đen gân thép không bị mất màu.
Đối với thép cuộn trên cuộn sắt có in chữ VINA KYOEI
Dấu hiệu nhận biết thép Việt Nhật loại thép cuộn và thanh 11,7m
+ Thép Pomina: có cường độ cacbon cao hơn, cường độ cao có tính dòn thường hay dùng trong kết cấu nhà cao tầng, thỉnh thoảng vẫn có sử dụng trong nhà phố nhưng ít thấy.
Dấu hiệu nhận biết: đối với thanh thép 11,7m có in hình quả táo nổi lên, thép có màu đen đặc trưng không giống Việt Nhật
Đối với thép cuộn thì có in chữ nổi POMINA trên cuộn
Dấu hiệu nhận dạng thép Pomina thép cuộn và thanh 11,7m